Mô tả
Thác khói trầm hương tô điểm cho không gian sống.
Làn khói trắng khi đốt trầm hương nhẹ nhàng bồng bềnh chảy xuống tựa như những dòng suối nhỏ mơ hồ, dịu êm. Tạo cảnh quan thanh tĩnh, thư thái, giải trừ âm khí, có tác dụng hấp thụ linh khí và trợ giúp vượng trường khí. Bởi thế mà nhang nụ trầm hương rất được ưa chuộng và dùng như một vật trang trí và tạo nên sự ấm cúng, thiêng liêng, đem tới vạn sự may mắn, tốt đẹp, tài vận hanh thông cho gia chủ.
Trầm hương là gì ?
Trâm hương là một thực vật thuộc họ Dó (aquilaria) gồm 17 loài.
Thường phân bố rải rác ở các khu vực Châu Á.
Phân bố rải rác ở các quốc gia Châu Á : Việt Nam, Lào, Camphuchia, Thái Lan, Malasysia, Trung Quốc…
Ở Việt Nam thì ngày xưa trầm hương phân bố rộng rãi ở trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa mùa, ẩm nguyên sinh thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, đặc biệt từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, đến Tây Nguyên, An Giang, Kiên Giang và đảo Phú Quốc.
Đặc điểm của cây trầm hương là:
Cây thường cao từ 6 – 20m, lá của trầm hương có chiều dài 5 -11 cm và chiều rộng 2- 4cm. Hoa của trầm hương có màu xanh vàng, quả gỗ dài từ 2,5-3cm.
Trầm hương từ 7- 10 năm cấy tạo trầm và khai thác sau khi khai thác trầm được dùng làm nguyên liệu để rút tinh dầu và làm nhang.
Mùi vị
Trầm hương có mùi rất đặc trưng, thường có mùi ngọt sâu, mùi thơm ấm không hắc không nồng và lắng đọng rất lâu. Khói sẽ có màu trắng, bay thẳng đứng.
Một số tác dụng của trầm hương trong ngành Y học ( cả đông y và tây y ):
Trầm hương trong Đông Y: Trầm Hương là dược liệu quý, là vị thuốc quý hiếm, có vị cay, tính ôn.
Khi ta đốt trầm hương sẽ giúp thư giãn, giảm căng thẳng, giúp an thần. Trầm hương có mùi thơm nhẹ nhàng đặc trưng, không thể trộn lẫn với các loại hương thơm khác.
Trầm hương giúp giảm đau các bệnh về đau đầu, đau ngực, đau bụng.
Có lợi cho tiêu hóa, trầm hương giúp hạ đờm, trị tiêu chảy, chống nôn mửa.
Trầm hương tốt cho tim mạch: trầm có thể trợ tim, giãn tĩnh mạch tốt.
Tốt cho thận: Trầm bổ nguyên dương, làm ấm thận, rất tốt với người thận khí hư, lợi tiểu. Đặc biệt hơn, tinh dầu trầm còn giúp chữa tăng cường sinh lực cho phái mạnh.
Trầm hương trong tây y có tác dụng như:
Trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh ( diệt khuẩn làm lành vết thương).
Tiêu hóa: Chữa đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
Tiết niệu: Chữa bí tiểu tiện.
Tim mạch: Chữa các bệnh suy tim, hen suyễn.
Có thể thấy, dù là y học cổ truyền hay hiện đại, dù trong đông y hay tây y thì Trầm Hương cũng đều cho thấy khả năng chữa bệnh của mình, và qua so sánh đối chiếu thì các công dụng trên của hai bên đều có nét tương đồng khá lớn, chứng tỏ giá trị của nó đem lại cho người sử dụng là rất cao.
Một số bài thuốc:
Trị chứng xúc động mạnh gây khó thở: Bột trầm hương và nhân sâm (mỗi thứ 2 chỉ), đem hãm với một chén nước sôi khoảng 10 phút, lấy nước để uống. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm trong trường hợp bị xúc động mạnh, khí nghịch lên trên gây khó thở.
Trị chứng nấc, nôn ói: Bột trầm hương, nhục đậu khấu, hạt tía tô (mỗi thứ 2 chỉ). Cách chế biến cũng đem hãm như trên rồi lấy nước uống, có tác dụng trị chứng nấc, nôn ói do bị lạnh, khí nghịch.
Hỗ trợ nam giới: Bột trầm hương, nhân sâm, quế nhục, ngũ vị tử và chích thảo (cam thảo đã sao) đem hãm với nước sôi để uống. Bài này dùng cho những trường hợp nam giới bị lạnh ở bụng dưới, tay, chân thường xuyên lạnh, khả năng sinh dục bị suy yếu.