Mô tả
Gỗ thủy tùng là loại gỗ gì
Cây thủy tùng có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis.
Thuộc chi: Glyptostrobus.
Có tên gọi khác là: cây thông nước.
Đây là loại cây đặc hữu của vùng cận nhiệt đới đông nam Trung Quốc, chúng phân bố từ tây Phúc Kiến cho tới đông nam Vân Nam. Tại Việt Nam cây này có mặt tại Tây Nguyên.
Phân bố
Chi Glyptostrobus đã từng phủ một vùng rộng lớn khắp bán cầu Bắc, vào thế Paleocen hay thế Cổ tân, hóa thạch cở nhất đưuọc biết đến vào kỷ Creta hay còn còn là kỷ Phấn trắng sau khi kết thúc kỷ Jura, tìm thấy ở Bắc Mỹ. Chúng đống góp rất lớn trong việc hình thành các đầm lầy than đá vào đại tân Sinh ( nó bắt đầu 66 triệu năm trước ngay sau kỷ Phấn trắng và kéo dài tới tận ngày nay). Vào trước và trong kỳ Băng hà, mật độ phân bố của chúng đã thay đổi và chỉ còn lại một số ít như ngày nay.
Ở Việt Nam, hóa thạch loại này thường gặp ở đầm lây Lai Châu, Đồng Giao, Đăk Lăk. Riêng ở Đăk Lăk, còn 2 quần thể Thủy tùng tự nhiên duy nhất ở Việt Nam và cả trên thế giới là ở huyện là Ea H’leo và Krông Năng hiện đã được khoanh vùng và bảo vệ nghiêm ngặt, vì giống cây này đang trên bờ vực tuyệt chủng. Hiện nay chỉ cong khoảng vài trăm cá thể sống cằn cỗi và không phát triển nhân giống được. Chính vì lý do trên mà gỗ thủy tùng càng trở nên đắt đỏ hơn.
Đặc điểm của gỗ thủy tùng :
Cây có đặc điểm thân gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính thân 0,6 -1 m, vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30 cm, mọc quanh gốc tới 6 –7 m. Cây rụng lá, có tán hình nón hẹp.
Lá có 2 dạng: ở cành sinh dưỡng có hình dùi, dài 0,6-1,3 cm, xếp thành 2-3 dãy và chúng rụng vào mùa khô, ở cành sinh sản có hình vảy, dài 0,4cm và không rụng. Nón đơn tính, cùng gốc và mọc riêng rẽ ở đầu cành.
Hạt chín vào tháng 11-12, rất ít gặp cây thủy tùng con tái sinh dưới tán rừng.
Cây thủy tùng thường mọc trong rừng đầm lầy rậm nhiệt đới.
Về giá trị kinh tế, gỗ thủy tùng rất có giá trị vì có chúng có màu viền đẹp, không bị mối mọt nên được dùng làm tượng, đồ mỹ nghệ cao cấp.
Cách phân biệt gỗ thủy tùng
Thủy tùng là loại thực vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam và xếp vào diện cần phải bảo vệ.
Gỗ thủy tùng có rất nhiều màu và nhiều loại vân khác nhau:
Về màu sắc gồm có các màu: xanh đen, xanh ngọc bích, tím, vàng, đỏ, nâu đỏ.
Về vân: vân chỉ, chuối, nhiêu khi không vân.
Gỗ thủy tùng có mùi thơm nhè nhẹ giống gỗ sưa, chúng lúc nào cũng tiết ra nhưa, mặc dù đã làm sản phẩm.
Gỗ thủy tùng có hai dạng phổ biến là thủy tùng xanh và thủy tùng đỏ.
Trong đó gỗ thủy tùng xanh nằm dưới bùn đất, môi trường ẩm đã khiến cho khối gỗ chuyển sang màu xanh đen vô cùng tự nhiên và đẹp mắt. Thủy tùng xanh thường nằm sâu dưới lòng đất, thậm chí là dưới đấy lòng hồ thủy điện nên chúng rất khó khai thác.
Gỗ thủy tùng đỏ là loài sống trong môi trường khô ráo và thường có màu đỏ, nâu sẫm, vân nhỏ và thỉnh thoảng điểm những đốm sẫm màu trên thân và khối gỗ.
Ứng dụng của gỗ thủy tùng :
Theo nghiên cứu khoa học trong phong thủy, gỗ thủy tùng có tác dụng vượng, vì vậy các nghệ nhân hàng đầu Việt Nam thường dùng loại gỗ này làm lục bình hoặc tạc các bức tượng với ý nghĩa mang lại bình an và may mắn cho gia chủ.
Cành lá và nón chín dùng làm thuốc chữa phong thấp, giảm đau, làm săn da, cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh hoặc trồng ven ao hồ để giữ đất chống xói lở.
Những sản phẩm làm từ gỗ thủy tùng có giá trị rất cao, có thể lên tới hàng tỉ đồng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.