Mô tả
Mặt Ngọc
Chất liệu: Ngọc Jadeite
Nguồn gốc: Myanmar
Phật Thích Ca Mâu Ni còn được gọi bằng các tên Phật Đà hay Phù Đồ, rồi được rút gọn thành Phật, dịch từ chữ Buddha trong tiếng Phạn, nghĩa là Giác (giác ngộ). “Người Giác” (người đã giác ngộ), “Người Trí ” (người tinh thông mọi đạo lý). Chữ “Giác” có 3 nghĩa: một là “Tự giác” (tự giác ngộ cho bản thân mình); hai là “Giác tha” (giúp cho chúng sinh giác ngộ); ba là “Giác hạnh viên mãn” (tu hành viên mãn hết mức và trở thành Phật).
Đôi mắt Phật đâm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm. Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự giác tự ngộ. Tâm mình là chủ nhân của mọi hành động, mọi nghiệp quả. Ngộ được tự tâm là thấy được nguồn gốc vũ trụ và nhân sanh. Vì thế, Phật giáo chủ trương con người làm chủ mọi quả báo an lạc hay đau khổ của mình. Muốn tránh quả khổ đau, cầu quả an lạc, con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm mà hành động nơi tự thân mình.
Ngọc Jadeite là gì:
Ngọc có công thức hóa học là : NaAlSi2O
Độ cứng trên thang Mohs : 6.5-7
Tính chất quang học:
Chỉ số khúc xạ: 1,652 đến 1,688
Màu sắc chung: xanh lục, trắng, hồng, đỏ, cam, vàng, nâu, đỏ tím…
Màu (bộ lọc chelsea): không phản ứng.
Nguyên nhân các màu sắc
Màu xanh lục bảo: Cr3+ phối hợp bát diện.
Màu vàng nhạt : Fe3+ phối hợp bát diện.
Nguồn gốc của Ngọc Jadeite:
Ngọc Jadeite phân bố chính tại Myanmar, ngoài ra chúng còn phân bố ở một số nước như: Cuba, Nhật Bản, Kazakhstan, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ.
Lịch sử Ngọc Jadeite đã có từ vài ngàn năm khi nó lần đầu tiên được sử dụng để tạo vũ khí và công cụ trong quá trình lao động của người Mayanz và Aztec.
Ngọc Jadeite Myanmar
Ngọc Jadeite thường xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên ngọc Jadeite đẹp và chất lượng chỉ có ở Myanmar. Đặc điểm của ngọc Jadeite Myanmar có màu sắc, độ trong, độ bóng và quá trình lên nước Ngọc.
Màu sắc của Ngọc Jadeite thường phân bố không đều, thành dạng đốm nhỏ hay lớn, đá thường có hai màu trở lên, cho nên loại thuần một màu và phân bố đều thì rất hiếm.
Độ trong suốt: thường Ngọc Jadeite không bao giờ trong suốt bằng các loại đá quý đơn khoáng như kim cương, Ruby, Saphire bởi đá có cấu tạo bởi vi hạt, vi sợi nên Jadeite hầu hết là không cho ánh sáng đi qua, một số thì trong mờ và cao nhất là bán trong ( nửa trong suốt), nhưng loại này rát hiếm.
Giá trị của Ngọc trong đời sống văn hóa Á Đông
Từ xa xưa người dân Trung Quốc đã coi ngọc như một thứ đồ mang lại may mắn và bình an, phú quý. Và chắc chẵn không có loại đá quý nào thần bí và được đề cao như Ngọc. Đối với người Trung Quốc Ngọc trong phong thủy có bề dày lịch sử hơn 5000 năm, trong suốt 5000 năm ấy, Ngọc được coi là báu vật của hoàng gia, chỉ dành riêng cho quý tộc cao quý nhất.
Ngọc là một món đồ trang sức có nhiều giá trị cho phụ nữ xưa và nay, là một tác phẩm nghệ thuật.
Ngọc gửi gắm mọi tâm tư tình cảm của mình vào đó. Đó là những kỉ vật trao tặng giữa đôi uyên ương đang yêu, là tín vật truyền đời của ông bà cha mẹ để lại cho con cháu, là những linh vật linh thiêng được khắc tạo thành, là những hình tượng trong các nghi lễ cung phụng thờ cúng… chúng xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta đơn giản và bình dị như vậy thôi.
Ngọc đại diện cho nét đẹp truyền thống và đạo đức. Với đặc điểm của Ngọc có kết cấu đơn giản không phô trương mà rất tinh tế, người dân Trung Quốc lấy vẻ đẹp của ngọc làm biểu tượng cho sự tao nhã, cao thượng thành thật, thể hiện ước mơ tốt đẹp trong tình yêu và hòa bình.
Ví dụ như:
Màu xanh của Ngọc thể hiện một sức sống của tuổi trẻ, Ngọc trắng thể hiện 1 tâm hồn trong trắng không tỳ vết, vẻ đẹp tâm hồn của Ngọc được người ta nhân cách hóa cho những đức hạnh, lòng nhân ái, trí tuệ, sự khiêm tốn và chân thành của người chính nhân quân tử.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.